Monday, July 4, 2011

Nhà toán học Johannes Kepler

Johannes Kepler (27 tháng 12, 1571 – 15 tháng 11, 1630), một gương mặt quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, là một nhà toán học, nhà chiêm tinh học, nhà thiên văn học, và là một nhà văn ở buổi đầu của những truyện khoa học viễn tưởng người Đức. Ông nổi tiếng nhất về định luật về chuyển động thiên thể, dựa trên những công trình của ông Astronomia nova, Harmonice Mundi và cuốn sách giáo khoa Tóm tắt thiên văn học Copernicus.
Xuyên suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình, Kepler là một giáo viên toán ở trường dòng Graz (sau này là trường đại học Graz), là người trợ lý cho Tycho Brahe, là nhà toán học ở triều đình Hoàng đế Rudolf II, giáo viên toán ở Linz, và là nhà thiên văn học của Tướng Wallenstein. Ông cũng thực hiện một công việc mang tính nền tảng về thị giác và giúp đưa vào thực hiện những phát hiện kính thiên văn của người cùng thời với ông là Galileo Galilei.

Thỉnh thoảng ông cũng được coi là "nhà vật lý học thiên thể lý thuyết đầu tiên", mặc dù Carl Sagan cũng coi ông là nhà chiêm tinh học khoa học cuối cùng.

Nhà toán học Cantor

Bố của Georg Cantor, là ông Georg Waldemar Cantor, một nhà buôn thành đạt làm việc tại một đại lý lớn tại St Petersburg, và sau đó làm người môi giới ở Chợ Chứng Khoán St Petersburg. Georg Waldemar Cantor sinh ra tại Đan Mạch, là một người có lòng say mê với văn hóa và nghệ thuật. Mẹ của Georg, bà Maria Anna Böhm sinh ra ở Nga,rất có năng khiếu về âm nhạc. Và dĩ nhiên, Georg có được gen năng khiếu âm nhạc và hội họa từ ba mẹ mình, nổi bật là một tay dương cầm điêu luyện. Georg trở thành một người theo đạo Tin Lành, đó là tôn giáo của cha ông, trong khi mẹ của ông lại là một người theo đạo Kito hữu.

Sau khi được dạy dỗ ở nhà nhờ một gia sư, Cantor theo học tiểu học ở thành phố St Petersburg và năm 1856, khi ông lên 11 tuổi, gia đình ông chuyển sang Đức. Cantor:
"...nghĩ lại lúc còn học ở Nga, với nỗi nhớ da diết và không hề vơi đi khi ông sống ở Đức, mặc dầu ông đã sống ở đây đến hết cuộc đời của mình, song dường như ông chưa bao giờ viết tiếng Nga, ngôn ngữ mà ông nên biết"

Nhà toán học nữ: Sofia Kovalevskaya


Kovalevskaya.jpgKovalevskaya, Sofia Vasilyevna (15/1/1850 - 10/2/1891)
Nơi sinh: Moscow, Nga. Nơi mất : Stockholm, Thụy Điển
Sofia Kovalevskaya là con giữa của viên tướng pháo binh Vasily Korvin-Krukovsky, và Velizaveta Shubert, cả hai đều là những người được giáo dục của giới quý tộc Nga. Sofia được dạy dỗ bởi các gia sư, đầu tiên sống tại Palabino, lãnh địa của Krukovsky, sau đó tại St. Petersburg, và tham gia vào nhóm xã hội của gia đình bà, trong đó có nhà văn Dostoevsky.


Sofia bị sức hấp dẫn của toán học lôi cuốn ngay từ khi còn rất nhỏ. Người chú của cô, Pyotr Vasilievich Krukovsky, một người rất quan tâm đến toán học, đã nói cho cô về những vấn đề của môn toán. Sofia viết trong tự truyện của mình:"ý nghĩa của các khái niệm này đương nhiên tôi không thể hiểu hết được, nhưng chúng đã tác động lên trí tưởng tượng của tôi, truyền cho tôi sự sùng bái toán học như một môn khoa học cao quý và bí hiểm, có thể mở ra một thế giới của những con người kỳ diệu, vô bờ bến."

Nhà toán học Archimedes - Ac si mét

Archimedes là nhà toán học, vật lý học và kỹ sư của Hy Lạp cổ. Mặc dù cuộc đời công còn nhiều điều chưa biết rõ nhưng ông được xem như là một trong những người quan trọng nhất của nền khoa học cổ đại. Ngoài những khám phá về toán học và hình học Archimedes còn nghiên cứu về máy móc.
Các sử gia La Mã cổ đại có hứng thú đặc biệt với Archimedes và đã viết nhiều bản tài liệu về cuộc đời và công việc của ông, trong khi đó các bản sao chép luận án của ông vẫn tồn tại qua thời Trung Cổ và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời kỳ Phục Hưng. Công trình đầu tiên của ông được biết tới là phép cộng một chuỗi số vô hạn với phương pháp vẫn còn được sử dụng trong tính toán ngày nay.

Friday, July 1, 2011

FIBONACCI Leonardo, ngưới Ý, 1175-1240

Tên thật là Léonard de Pise, tự Fibonacci (nghĩa là con của Bonaccio”), Leonardo là con của một viên chức Thành Phố Pise. Thương gia và nhà du lịch lớn , Ông đi khắp Châu Âu  và nghiên cứu toán học của thời đại

Trong cuốn Liber Abaci (sách tính toán), in năm 1202, chủ yếu là các phép toán về thương mại, ông giải các bài toán đại số trong tác phẩm toán học của  Al Khwarizmi.

Fibonacci sử dụng nhiều đến các số “arabes” (hệ thống thập phân) tính toán phân số và phương pháp giải các phương trình . Ông cho ấn hành tập hình học, Practica geometriae (1220), trong đó ông dùng phương pháp đại số giải các bài toán hình học và tập các phép toán tìm căn bậc hai,bậc ba (Liber Quadratorum, 1225).

Cuốn Liber Abaci cũng là tuyển tập các bài toán nhỏ nổi tiếng như bài toán nổi tiếng  về sự sinh sản của loài thỏ :

Bước đầu ta có một cặp thỏ, hỏi sau mười hai tháng ta có bao nhiêu cặp thỏ biết rằng mỗi cặp thỏ mỗi tháng sinh ra một cặp thỏ mới kể từ tháng thứ hai khi nó sinh ra

Bài đăng nổi bật

Phần mềm giả lập Casio Fx 880BTG (Không cần thay đổi địa chỉ MAC)

Phần mềm giả lập máy tính Casio Fx 880BTG, không cần thay đổi địa chỉ MAC. Thầy Cô tải về tham khảo và hướng dẫn cho học sinh của mình. Link...

Popular Posts