Sunday, November 24, 2024

Mô tả các thành phần năng lực môn Toán, cấp THPT

 Khi làm đề thi và soạn kế hoạch bài dạy theo chương trình 2018 bản thân tui chưa thông suốt các năng lực và biểu hiện của chúng. Dưới đây là mô tả chi tiết (nội dung này lấy ra từ tài liệu tập huấn ra đề)

Mô tả các thành phần năng lực môn Toán, cấp THPT

Thành phần năng lực

Biểu hiện (Tiêu chí)

Cấp trung học phổ thông (Chỉ báo)

Năng lực tư duy và lập luận toán học

TD1. Thực hiện được các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự; quy nạp, diễn dịch.

TD1.1.Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy.

TD1.2. Phát hiện được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp.

TD1.3. Lí giải được kết quả của việc quan sát.

TD2. Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.

TD2.1. Sử dụng được các phương pháp lập luận để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

TD2.2. Sử dụng được các phương pháp quy nạp để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

TD2.3. Sử dụng được các phương pháp suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

TD3. Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

TD3.1. Nêu được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

TD3.2. Trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

TD3.3. Giải thích được giải pháp thực hiện về phương diện toán học.

TD3.4. Chứng minh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học.

TD3.5. Điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học.

Năng lực mô hình hoá toán học

MH1. Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.

MH1.1. Thiết lập được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn.

MH2. Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

MH2.1. Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

MH3. Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.

MH3.1. Lí giải được tính đúng đắn của lời giải (những kết luận thu được từ các tính toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không).

MH3.2. Nhận biết được cách đơn giản hoá, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung thêm giả thiết, tổng quát hoá,...) để đưa đến những bài toán giải được.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học

GQ1. Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.

GQ1.1. Xác định được tình huống có vấn đề;

GQ1.2. Thu thập được thông tin;

GQ1.3. Sắp xếp được thông tin;

GQ1.4. Giải thích được thông tin;

GQ1.5. Đánh giá được độ tin cậy của thông tin;

GQ1.6. Chia sẻ được sự am hiểu vấn đề với người khác.

GQ2. Lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.

GQ2.1. Lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

GQ2.2. Thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

GQ3. Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.

GQ3.1. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.

GQ3.2. Trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.

GQ4. Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

GQ4.1. Đánh giá được giải pháp đã thực hiện;

GQ4.2. Phản ánh được giá trị của giải pháp;

GQ4.3. Khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

Năng lực giao tiếp toán học

GT1. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.

GT1.1. Nghe hiểu, đọc hiểu được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết.

GT1.2. Ghi chép (tóm tắt) được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết.

GT1.3. Phân tích được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết.

GT1.4. Lựa chọn được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết.

GT1.5. Trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết.

GT2. Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).

GT2.1. Lí giải được (một cách hợp lí) việc trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.

GT3. Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

GT3.1. Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các khẳng định toán học.

GT4. Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

GT4.1. Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp.

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

CC1. Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán.

CC1.1. Nhận biết được tác dụng các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...).

CC1.2. Nhận biết được quy cách sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...).

CC1.3. Nhận biết được cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...).

 

CC2. Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).

CC2.1. Sử dụng được máy tính cầm tay để giải quyết một số vấn đề toán học.

CC2.2. Sử dụng được phương tiện công nghệ để giải quyết một số vấn đề toán học.

CC2.3. Sử dụng được nguồn tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết một số vấn đề toán học.

CC3.Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

CC3.1. Đánh giá được cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán.





Friday, November 15, 2024

Sách Bài tập Toán 12 Tập 2 - Cánh Diều - Bản in thử

 Sách Bài tập Toán 12 Tập 2 - Cánh Diều - Bản in thử

Bản này mình tải trên hoc10.vn, chia sẻ lại với bạn bè đồng nghiệp sử dụng thay cho bản mẫu.

SachBaiTap_Toan12_Tap2_CanhDieu.pdf




Sách Bài tập Toán 12 Tập 1 - Cánh Diều - Bản in thử

Sách Bài tập Toán 12 Tập 1 - Cánh Diều - Bản in thử

Bản này mình tải trên hoc10.vn, chia sẻ lại bạn bè đồng nghiệp sử dụng.

SachBaiTap_Toan12_Tap1_CanhDieu.pdf



Monday, November 4, 2024

SGK Chuyên đề Toán 12 Cánh Diều PDF Bản in thử - Giống bản chính thức

 Trên mạng hiện nay lan truyền rất nhiều bản pdf của SGK Toán 12 bộ sách Cánh Diều. Tuy nhiên đó là những Bản Mẫu.

Từ thực tế khi sử dụng các bản mẫu làm tài liệu giảng dạy, tôi phát hiện nhiều nội dung nó khác nhiều so với bản sách in chính thức mà học sinh đang sử dụng

Nên tôi lên mạng tìm nội dung sách từ trang hoc10.vn, tải Bản in thử trên đó về và xuất ra file pdf, chia sẻ lại với quý thầy cô sử dụng bộ Cánh Diều Toán 12, để giảng dạy đúng như SGK học sinh học. 

Tải về tại đây...



SGK Toán 12 Cánh Diều Tập 2 PDF - Bản in thử - Giống bản chính thức

Trên mạng hiện nay lan truyền rất nhiều bản pdf của SGK Toán 12 bộ sách Cánh Diều. Tuy nhiên đó là những Bản Mẫu.
Từ thực tế khi sử dụng các bản mẫu làm tài liệu giảng dạy, tôi phát hiện nhiều nội dung nó khác nhiều so với bản sách in chính thức mà học sinh đang sử dụng

Nên tôi lên mạng tìm nội dung sách từ trang hoc10.vn, tải Bản in thử trên đó về và xuất ra file pdf, chia sẻ lại với quý thầy cô sử dụng bộ Cánh Diều Toán 12, để giảng dạy đúng như SGK học sinh học. 

Tải về tại đây...



SGK Toán 12 Cánh Diều Tập 1 PDF Bản in thử - Giống Bản chính thức

Trên mạng hiện nay lan truyền rất nhiều bản pdf của SGK Toán 12 bộ sách Cánh Diều. Tuy nhiên đó là những Bản Mẫu.
Từ thực tế khi sử dụng các bản mẫu làm tài liệu giảng dạy, tôi phát hiện nhiều nội dung nó khác nhiều so với bản sách in chính thức mà học sinh đang sử dụng


Nên tôi lên mạng tìm nội dung sách từ trang hoc10.vn, tải Bản in thử trên đó về và xuất ra file pdf, chia sẻ lại với quý thầy cô sử dụng bộ Cánh Diều Toán 12, để giảng dạy đúng như SGK học sinh học.

Tải về tại đây...



Wednesday, October 2, 2024

Chia sẻ mẫu bài Kiểm tra Thường xuyên Toán theo Chương trình 2018 (Dang mới)

 Chia sẻ mẫu bài Kiểm tra Thường xuyên Toán theo Chương trình 2018 (Dang mới).

Mẫu này thích hợp cho bà con chấm bằng tay.

Bà con tải file Word về chỉnh sửa theo ý mình.


Tải về tại đây...





Friday, August 16, 2024

Phần mềm giả lập Casio Fx 880BTG (Không cần thay đổi địa chỉ MAC)

Phần mềm giả lập máy tính Casio Fx 880BTG, không cần thay đổi địa chỉ MAC. Thầy Cô tải về tham khảo và hướng dẫn cho học sinh của mình. Link tải tại đây... 



Bước 1: Tải về giải nén.

Bước 2: Vào thư mục đó chạy file ClassWizEmulator.exe

Bước 3: Nếu máy hỏi thì chọn More info rồi Run anyway





Casio880BTG Emulator_BITEX.zip


Tuesday, October 31, 2023

Công cụ vẽ góc lượng giác bằng Geogebra (cho hình học lớp 11 chương trình mới)

Sau một đêm ngâm cứu, cũng làm được công cụ vẽ góc lượng giác trên Geogebra, giúp soạn bài tập trắc nghiệm thuận tiện hơn.
Chia sẻ free với bạn bè đồng nghiệp gần xa.

Link tải về, mở bằng Geogbra 5 


Link tải về tại đây:

https://drive.google.com/file/d/1AlJU7RdZs8m7dChj7BHxlZOXwiFBXMau/view?usp=sharing


Saturday, March 18, 2023

Website mới của Phòng khảo thí và kiểm định Kiên Giang

 Trang website mới của Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng Kiên Giang.

Nơi lưu trữ các văn bản và đề thi các năm của tỉnh Kiên Giang

Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục


Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Kiên Giang

https://padlet.com/dangng1021/KGDOTEQM

Nguồn: Thầy Đẳng

Monday, September 5, 2022

YÊU CẦU NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT

 

YÊU CẦU NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT

Năng lực

Yêu cầu cần đạt đối với học sinh cấp THPT

Năng lực tự chủ và tự học

Tự lực: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu

cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình:

– Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

– Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

– Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.

– Biết tránh các tệ nạn xã hội.

Thích ứng với cuộc sống:

– Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.

– Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới.

Định hướng nghề nghiệp:

– Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.

– Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.

– Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Tự học, tự hoàn thiện:

– Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục

tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

– Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập

khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

– Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

– Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp:

– Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.

– Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao

tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

– Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

– Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng

để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.

– Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn:

– Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

– Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.

Xác định mục đích và phương thức hợp tác:

Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và

những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân:

Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.

Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác:

Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

Tổ chức và thuyết phục người khác:

Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

Đánh giá hoạt động hợp tác: Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

Hội nhập quốc tế:

– Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

– Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

– Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được

khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp

phù hợp nhất.

Thiết kế và tổ chức hoạt động:

– Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện

hoạt động phù hợp;

– Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.

– Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.

– Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.

Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận

và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

YÊU CẦU PHẨM CHẤT ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT

 

YÊU CẦU PHẨM CHẤT ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT

Phẩm chất

Yêu cầu cần đạt đối với học sinh cấp THPT

Yêu nước

– Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

– Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.

– Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.

- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Nhân ái

Yêu quý mọi người:

– Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác.

– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người:

– Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

– Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới.

– Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.

Chăm chỉ

Ham học

– Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

– Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

Chăm làm

– Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.

– Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động.

– Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Trung thực

– Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

– Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt.

–Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Trách nhiệm

Có trách nhiệm với bản thân:

– Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của

bản thân.

– Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt.

– Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

Có trách nhiệm với gia đình:

– Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.

– Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi

tiêu hợp lí trong gia đình.

Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội:

– Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích.

– Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

– Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

Có trách nhiệm với môi trường sống:

– Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.

– Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

 

Bài đăng nổi bật

Mô tả các thành phần năng lực môn Toán, cấp THPT

 Khi làm đề thi và soạn kế hoạch bài dạy theo chương trình 2018 bản thân tui chưa thông suốt các năng lực và biểu hiện của chúng. Dưới đây l...

Popular Posts