Sunday, November 24, 2024

Mô tả các thành phần năng lực môn Toán, cấp THPT

 Khi làm đề thi và soạn kế hoạch bài dạy theo chương trình 2018 bản thân tui chưa thông suốt các năng lực và biểu hiện của chúng. Dưới đây là mô tả chi tiết (nội dung này lấy ra từ tài liệu tập huấn ra đề)

Mô tả các thành phần năng lực môn Toán, cấp THPT

Thành phần năng lực

Biểu hiện (Tiêu chí)

Cấp trung học phổ thông (Chỉ báo)

Năng lực tư duy và lập luận toán học

TD1. Thực hiện được các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự; quy nạp, diễn dịch.

TD1.1.Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy.

TD1.2. Phát hiện được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp.

TD1.3. Lí giải được kết quả của việc quan sát.

TD2. Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.

TD2.1. Sử dụng được các phương pháp lập luận để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

TD2.2. Sử dụng được các phương pháp quy nạp để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

TD2.3. Sử dụng được các phương pháp suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

TD3. Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

TD3.1. Nêu được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

TD3.2. Trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

TD3.3. Giải thích được giải pháp thực hiện về phương diện toán học.

TD3.4. Chứng minh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học.

TD3.5. Điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học.

Năng lực mô hình hoá toán học

MH1. Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.

MH1.1. Thiết lập được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn.

MH2. Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

MH2.1. Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

MH3. Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.

MH3.1. Lí giải được tính đúng đắn của lời giải (những kết luận thu được từ các tính toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không).

MH3.2. Nhận biết được cách đơn giản hoá, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung thêm giả thiết, tổng quát hoá,...) để đưa đến những bài toán giải được.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học

GQ1. Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.

GQ1.1. Xác định được tình huống có vấn đề;

GQ1.2. Thu thập được thông tin;

GQ1.3. Sắp xếp được thông tin;

GQ1.4. Giải thích được thông tin;

GQ1.5. Đánh giá được độ tin cậy của thông tin;

GQ1.6. Chia sẻ được sự am hiểu vấn đề với người khác.

GQ2. Lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.

GQ2.1. Lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

GQ2.2. Thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

GQ3. Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.

GQ3.1. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.

GQ3.2. Trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.

GQ4. Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

GQ4.1. Đánh giá được giải pháp đã thực hiện;

GQ4.2. Phản ánh được giá trị của giải pháp;

GQ4.3. Khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

Năng lực giao tiếp toán học

GT1. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.

GT1.1. Nghe hiểu, đọc hiểu được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết.

GT1.2. Ghi chép (tóm tắt) được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết.

GT1.3. Phân tích được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết.

GT1.4. Lựa chọn được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết.

GT1.5. Trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết.

GT2. Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).

GT2.1. Lí giải được (một cách hợp lí) việc trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.

GT3. Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

GT3.1. Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các khẳng định toán học.

GT4. Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

GT4.1. Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp.

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

CC1. Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học Toán.

CC1.1. Nhận biết được tác dụng các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...).

CC1.2. Nhận biết được quy cách sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...).

CC1.3. Nhận biết được cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...).

 

CC2. Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).

CC2.1. Sử dụng được máy tính cầm tay để giải quyết một số vấn đề toán học.

CC2.2. Sử dụng được phương tiện công nghệ để giải quyết một số vấn đề toán học.

CC2.3. Sử dụng được nguồn tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết một số vấn đề toán học.

CC3.Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

CC3.1. Đánh giá được cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán.





No comments:

Post a Comment

Trong mục hồ sơ, bạn có thể chọn "Ẩn danh" để gửi bình luận của mỗi bài viết.

Bài đăng nổi bật

Mô tả các thành phần năng lực môn Toán, cấp THPT

 Khi làm đề thi và soạn kế hoạch bài dạy theo chương trình 2018 bản thân tui chưa thông suốt các năng lực và biểu hiện của chúng. Dưới đây l...

Popular Posts