Sunday, April 24, 2011

Lịch thi học kỳ II khối 10


Lịch thi học kỳ II cho khối 10:


Bắt đầu thi vào thứ 2 ngày 2/5/2011. Khối 10 thi buổi chiều, học phòng nào thi phòng đó. Tập trung lúc 12 giờ 45 phút.

Lịch thi:




  • 2/5      Vật lý - Địa lý




  • 3/5      Hóa học - Lịch sử




  • 4/5      Ngữ  văn - Sinh học




  • 5/5      Toán học - Anh văn




Thời gian làm bài:


ToánNgữ văn thời gian là 120 phút. Các môn còn lại 45 phút.


Thi xong ngày 5,6,7,8 học sinh được nghỉ.

Từ ngày 9-20 học bình thường.

Sunday, April 17, 2011

Tài liệu, bài tập, hướng dẫn ôn tập học kỳ II toán 10 (chuẩn)

Tài liệu hướng dẫn một số kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm khi học xong. Kèm theo đó là một số bài tập chia theo từng chủ đề, để giúp học sinh dễ ôn tập.
Có thắc mắc gì, các em gửi phản ảnh vào phần comment của bài viết này.


Tài liệu các em tải về tại đây...On_tap_Toan10_HocKy_II

Saturday, April 16, 2011

Cấu trúc đề thi học kỳ II

Cấu trúc đề thi học kỳ II - Toán 10 (chuẩn)









































MÔN

Chủ đề

Điểm

Đại số

Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất 1 ẩn

1 điểm

Dấu nhị thức bậc nhất

Dấu tam thức bậc hai

2,5 điểm

Thống kê

1 điểm

Lượng giác

2 điểm

Hình học

Hệ thức lượng trong tam giác

1 điểm

Phương pháp tọa độ

2,5 điểm

Tổng

10 điểm

Các em học sinh căn cứ theo bảng trên mà về nhà đưa ra kế hoạch ôn tập tốt cho thi học kỳ.

Cười nghiêng ngã với những bài văn "bất hủ" của học sinh

Cười nghiêng ngả với những bài văn "bất hủ" của học sinh


Bé tả những người xung quanh


Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.Cười nghiêng ngả với những bài văn bất hủ của học sinh
Đề: Tả cô giáo em.
Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
Đề: Tả bố em.
Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
Đề: Tả về ông bà nội.
Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.
Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.

Những điều ít biết về Newton

Isaac Newton, cái tên gợi cho người ta nhớ đến những quy luật về sự vận động, thuyết vạn vật hấp dẫn là nhà khoa học lớn của mọi thời đại. Tuy nhiên, có thể vẫn còn một số điều rất thú vị về ông mà ít người biết tới.
1. Sinh ra thiếu tháng
Isaac Newton suýt chút nữa đã không tồn tại trên cuộc đời này do sinh thiếu tháng. Người ta còn nói rằng, lúc mới sinh ra Newton nhỏ đến mức có thể để vừa vào một cái tách nhỏ.
2. Suýt trở thành một nông dân
Mẹ của Newton đã cương quyết rằng con bà sẽ là một nông dân khi Newton 17 tuổi bởi gia đình bà xưa này đều làm trang trại. Nếu không có người chú của mình, chắc Newton đã không bao giờ được học ở Đại học Trinity tại Cambridge.
3. Giữ kín những phát minh của mình
Mặc dù Newton thực hiện hầu hết các khám phá khi ông mới ở tuổi 20, nhưng ông đã không công bố chúng cho tới nhiều năm sau đó. Điều này đã gây nên nhiều tranh cãi về danh tiếng của ông.

Giải phương trình, hệ phương trình Online

WolframAlpha là một trang web tuyệt vời cho việc giải Toán trực tuyến.

Khi truy cập vào trang web này, công việc rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập vào một phương trình nào mà mình cần giải vào một ô. Rồi nhấn Enter hoặc click vào button của trang web. Thế là nó sẽ giải ngay cho bạn.

Không những tìm nghiệm chính xác, mà nó còn vẽ đồ thị minh họa một cách sinh động.

Wolfram hổ trợ giải rất nhiều loại phương trình, hệ phương trình... Để minh họa, bạn hãy xem đoạn video sau:

Chuyên đề Bất đẳng thức

Đây là những bài tập, đề cập đến một số phương pháp thường áp dụng khi chứng minh bất đẳng thức. Trong tài liệu cũng đề cập đến một số bất đẳng thức thông dụng.



Các em có thể tải về máy tính xem tại đây...

Bổ trợ kiến thức Toán 10: chủ đề Phương trình, hệ phương trình

Các bài tập về chủ đề về phương trình, hệ phương trình mà SGK không có đề, các em học sinh tải về tham khảo nhé.


Các em có thể tải về tại đây...tại đây...

Descartes và chú nhện

Descartes là một nhà Toán học, nhà Triết học lớn của nước Pháp. Những công trình, tư tưởng của ông để lại có ảnh hưởng lớn đến văn hóa loài người sau này.
Trong toán học, chúng ta quá quen với cái tên Descartes qua hệ trục tọa độ Descartes. Ông không những là người phát minh ra hệ trục tọa độ Descartes vuông góc, mà còn là một người được xem là cha đẻ của hình học giải tích. Một môn học rất hay... nó giúp chúng ta xóa nhòe khoản cách giữa đại số thuần túy và hình học...

Có một câu chuyện vui, về việc mà Descartes đã phát minh ra hệ trục tọa độ như thế nào. Đó là, sinh thời lúc còn bé Descartes là một người ốm yếu, ông sống suốt ngày hầu như chỉ ở trên giường. Ông thường được người lớn ưu ái cho ngủ "nướng". Vào một ngày nọ, trong giấc ngủ dài, ông mơ màng thấy chú nhện nhện, đu đu đưa đưa trên cái lưới của mình, rồi chú thả tơ đi xuống đi lên...

Với một bộ óc thiên tài, sáng sớm hôm sau, thức vậy ông đã kết hợp những điều mình thấy trong giấc mơ với toán học... và thế là hệ tọa độ Descartes ra đời. Kết quả là ngày nay, học sinh chúng ta phải thường xuyên vẽ đi vẽ lại hai đường thẳng vuông góc với nhau... *_*

VÀI NÉT VỀ NHÀ TOÁN HỌC DESCARTES

Friday, April 15, 2011

Pitago (Pythagoras) - Định lý 100 con bò

Mỗi học sinh chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với định lý Pitago. Đây là một định lý dễ hiểu, dễ nhớ, và nó có ứng dụng khá nhiều trong toán. Đặc biệt là cho các em học sinh trung học.

Định lý này được phát biểu rất đơn giản, dễ hiểu là
$latex a^2 = b^2+c^2$ Hay nói bình phương cạnh huyền, bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Định lý này có thể được minh họa bằng hình học, như hình bên. Trong hình bên ta có diện tích hình vuông màu xanh lam bằng tổng diện tích hình vuông xanh đọt chuối và màu đỏ.

Người ta truyền rằng, định lý này còn có một cái tên thú vị khác nữa. Đó là định lý 100 con bò. Thực sự  mà nói ngày nay chúng ta vẫn chưa biết chính xác là định lý này có phải do chính Pythagoras phát biểu ra không. Nhưng hầu hết mọi người đều công nhận, Pithagoras và các học trò của ông ta là người có công đầu tiên chứng minh định lý này một cách chặt chẻ về mặt toán học. Và khi ông ấy và môn đệ của mình, chứng minh xong định lý này, vì quá vui mừng, họ đã giết 100 con bò để ăn mừng.

Người ngoài hành tinh cũng biết đến số Pi ?

Tại Wilshire (nước Anh) nơi vốn nổi tiếng với những điều huyền bí, đã xuất hiện một vòng tròn bí ẩn mà người ta không thể lý giải được. Các nhà khoa học đã có mặt tại hiện trường và nghiên cứu hình ảnh trông rất giống với số pi trong toán học này…

Nếu quả thật người ngoài hành tinh chính là tác giả của những vòng tròn đã xuất hiện vào mùa hè trên những cánh đồng lúa mì tại nước Anh, thì có lẽ họ cũng biết đến con số pi (3,1415926…), một trong những con số rất đặc biệt trong toán học thể hiện mối quan hệ giữa chu vi và đường kính hình tròn. Vòng tròn trên được phát hiện vào đầu tháng 6 trên cánh đồng đại mạch ở Barbury Castle tiếp sau nhiều hình ảnh khác đã từng xuất hiện tương tự tại

Tỷ lệ vàng - một phát hiện vĩ đại của hình học

“Hai phát hiện vĩ đại nhất của hình học, một là định lý Pythagore, và hai là tỷ lệ vàng – một thứ có thể so sánh là quý như vàng, còn thứ kia có giá trị như một viên ngọc quý” - Kepler



Ф và Bí mật của vẻ đẹp hài hòa

Tỷ lệ vàng khi được áp dụng trong nghệ thuật đều mang đến cho con người 1 cảm giác đẹp hài hòa và dễ chịu một cách khó giải thích. Do đó, nó được giảng trong các môn học như nghệ thuật, kiến trúc, mỹ thuật, trang trí, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, vv… như là một quy luật, tương hợp kỳ lạ với óc thẩm mỹ tự nhiên của con người.

Nhà toán học và nhà văn trong tù

Một nhà toán học và một nhà văn bị một bộ tộc da đỏ bắt. Tù trưởng của bộ lạc này là một người rất thông minh và cũng đã từng được học hành. Sau khi bỏ đói ba ngày, tù trưởng cho lính dắt nhà Toán học vào một căn phòng và bảo ông ta sắp được ăn. Nhà Toán học được đặt ngồi trên một chiếc ghế ở góc phòng, bụng khấp khởi mừng khi nhìn thấy một mâm sơn hào hải vị đặt ở góc phòng bên kia. Tên tù trưởng giải thích
- Mày phải ngồi yên trên ghế, cứ 1 phút mày lại được quyền kéo cái ghế 1 nửa quãng đường tới mâm cơm.
Nhà Toán học giãy nảy
- Tao sẽ không tham. Trò giễu cợt này, không một thằng nào là không biết rằng tao sẽ chẳng bao giờ đến được chỗ mâm cơm.
Tù trưởng cũng không làm khó dễ gì nhà Toán học, ông này cắp bụng đói về phòng nhốt mình.

Tới lượt nhà Văn được đưa ra với điều kiện tương tự. Khi nghe tên tù trưởng giải thích luật chơi, mắt ông này sáng rực và ngồi ngay vào ghế. Tù trưởng vờ ngạc nhiên hỏi
- Chẳng nhẽ mày không thấy là mày sẽ chẳng bao giờ đến tới chỗ mâm cơm hay sao?
Nhà văn mỉm cười
- Tao không tới tận chỗ mâm cơm, nhưng tao có thể đến ... đủ gần để ăn được cơm.

Ngồi trong tù, nhà Toán học nhìn thấy nhà Văn ăn cơm và ... xỉu..

Nguồn: mathvn

Những bài kiểm tra "siêu kinh điển"

Những bài kiểm tra "siêu kinh điển" của học sinh nước ngoài - xem và ... cười!

Nhung bai kiem tra sieu kinh dien

Khai căn chính xác quá!

Bổ đề cơ bản Langlands dưới con mắt của JOE

Hãy cùng nghe Joe (blogger nước ngoài nổi tiếng nhờ viết blog bằng tiếng Việt) “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá.

Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (chính xác quá nhỉ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.

Lê Văn Thiêm - Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam

Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của nước ta, ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học.

Công trình toán học đạt trình độ quốc tế

Từ đời nhà Lê, Lương Thế Vinh đã viết Đại thành toán pháp, Vũ Hữu viết Lập thành toán pháp nhằm hệ thống hoá những thành tựu hình học và số học của phương Đông thời ấy. Tuy nhiên, suốt mấy trăm năm sau đó, do không được tiếp xúc với những thành tựu toán học tiên tiến của phương Tây, kiến thức toán học của các cụ đồ nho thật quá sơ sài!





Lê Văn Thiêm - Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam

GS Lê Văn Thiêm (giữa), GS Nguyễn Đình Trí (trái) và GS Lê Dũng Tráng.



Thời thuộc Pháp, một số người Việt Nam ưu tú như Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào... đã sang Pháp học toán cao cấp, rồi trở về nước dạy toán ở bậc trung học và đại học.

Ngô Thúc Lanh - Thầy của các thầy ngành sư phạm Toán

Ngô Thúc Lanh là một giáo sư đầu ngành ở khoa Toán – Tin trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhưng ông chỉ khiêm tốn nhận mình là người dạy toán chứ không phải nhà toán học. Nhiều người cứ nghĩ ông ít nhiều có ảnh hưởng tới người cháu họ nổi tiếng - GS Ngô Bảo Châu, song kỳ thực con đường đi của họ “chẳng liên quan gì đến nhau”.





Giao su Ngo Thuc Lanh

Giáo sư Ngô Thúc Lanh




Gia đình có truyền thống dạy học

Giáo sư Ngô Thúc Lanh đang sống trong một không gian tĩnh lặng tại một căn hộ chung cư ở khu đô thị Trung Hoà, Hà Nội. Khách đến chơi nhà có thể nhận thấy gia phong của một gia đình trí thức Hà Nội xưa vẫn được lưu giữ trong căn hộ hiện đại này.

Huyền thoại số Pi

Ngày số Pingày xấp xỉ của Pi là hai dịp không chính thức nhằm tôn vinh hằng số Toán học Pi (π)

Huyen thoai so pi
Ngày của Pi được tổ chức vào ngày 14 tháng 3 (ngày theo định dạng của Mỹ mm.dd) lấy theo con số xấp xỉ quen thuộc của hằng số này. Vào ngày này, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức tại rất nhiều nơi trên thế giới (tiếc là chưa có ở Việt Nam). Đặc biệt một số nơi (chẳng hạn, tại St. Bonaventure Department of Mathematics) còn tổ chức lễ hội đúng vào lúc 1:59 PM và kết thúc vào đúng 2:65 PM sau đó của ngày 14/3. Lí do là khi ghép lại ta sẽ có 3.14 159 265 là số xấp xỉ đến hàng thứ 8 của phần thập phân. Thật thú vị phải không bạn?
Ngoài ngày chính thức ra ta còn có các ngày khác (tạm gọi là ngày xấp xỉ của Pi). Ví dụ như:

Saturday, April 9, 2011

Bài đăng nổi bật

Công cụ vẽ góc lượng giác bằng Geogebra (cho hình học lớp 11 chương trình mới)

Sau một đêm ngâm cứu, cũng làm được công cụ vẽ góc lượng giác trên Geogebra, giúp soạn bài tập trắc nghiệm thuận tiện hơn. Chia sẻ free với ...

Popular Posts