YÊU CẦU NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT
Năng lực |
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh cấp
THPT |
Năng lực tự chủ và tự học |
Tự lực: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của
bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn
lên để có lối sống tự lực. |
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Biết khẳng
định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá
nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật. |
|
Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: – Đánh
giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin,
lạc quan. – Biết tự
điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách
cư xử đúng. – Sẵn
sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống. – Biết tránh
các tệ nạn xã hội. |
|
Thích ứng với cuộc sống: – Điều
chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới,
môi trường sống mới. – Thay đổi
được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với
yêu cầu mới, hoàn cảnh mới. |
|
Định hướng nghề nghiệp: – Nhận
thức được cá tính và giá trị sống của bản thân. – Nắm được
những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của
các ngành nghề. – Xác định
được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa
chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân. |
|
Tự học, tự hoàn thiện: – Xác định
được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học
tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế. – Đánh
giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản
thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục
đích, nhiệm vụ học tập khác
nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi
nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. – Tự nhận
ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học
tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các
tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. – Biết
thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân. |
|
Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: – Xác định
được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến
được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp. – Biết lựa
chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp
khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. – Tiếp
nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả
năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với
các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng. – Biết sử
dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình
bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong
khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp. – Biết
chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói
trước nhiều người. |
Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải
các mâu thuẫn: – Nhận
biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác. – Xác định
đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người
khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn. |
|
Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Biết chủ
động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những
người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ. |
|
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Phân
tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn
sàng nhận công việc khó khăn của nhóm. |
|
Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Qua theo
dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong
nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động
hợp tác. |
|
Tổ chức và thuyết phục người khác: Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng
thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu
sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. |
|
Đánh giá hoạt động hợp tác: Căn cứ
vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá
nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng
người trong nhóm. |
|
Hội nhập quốc tế: – Có hiểu
biết cơ bản về hội nhập quốc tế. – Biết
chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực
tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của
nhà trường, địa phương. – Biết
tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp
của mình và bạn bè. |
|
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Nhận ra ý tưởng mới:
Biết xác định và làm rõ thông tin,
ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn
thông tin độc lập để thấy được khuynh
hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. |
Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân
tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được
tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. |
|
Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được
nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo
ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý
tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh
giá rủi ro và có dự phòng. |
|
Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu
thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân
tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp
nhất. |
|
Thiết kế và tổ chức hoạt động: – Lập được
kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động
phù hợp; – Tập hợp
và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động. – Biết
điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải
quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. – Đánh
giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. |
|
Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp
nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết
quan tâm tới các lập luận và minh
chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. |
No comments:
Post a Comment
Trong mục hồ sơ, bạn có thể chọn "Ẩn danh" để gửi bình luận của mỗi bài viết.