Wednesday, April 4, 2012

Thú vị về "cùng ngày sinh nhật" [THƯ GIẢN]

Vấn đề này không mới lạ đối với những người học Toán, tuy nhiên, đọc bài này khá thú vị, và cũng vui vui...

Nó bàn về 2 người có cùng ngày sinh nhật. Học sinh lớp 11 khi học xong học kỳ 1 có thể dễ dàng hiểu vấn đề này.

Có thể nói gọn lại thế này: nếu 1 nhóm có 23 người, thì xác suất để có 2 người cùng ngày sinh là 50%, còn nhóm có 57 người, thì xác suất cỡ 99%...

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Thật ra nếu tính đầy đủ, tức là tính cả ngày sinh “độc”: 29 tháng 2 (4 năm mới tổ chức sinh nhật được 1 lần) thì có tất cả là 366 ngày sinh nhật. Nếu các bạn có một nhóm 367 người thì chắc chắn rằng sẽ có 2 người cùng ngày sinh nhật (biến cố chắc chắn: xác suất sẽ là 1). alt

Điều tôi vừa nói chẳng có gì lạ nhưng không biết các bạn có tin không: Chỉ cần nhóm của bạn có 23 người thôi là đã có hơn 50% cơ hội để có 2 bạn cùng ngày sinh rồi! ( tức là xác suất để có 2 người cùng ngày sinh trong nhóm 23 người là lớn hơn 1/2). Mới nghe thì thấy cái tỉ lệ này chẳng hợp lý tí nào nhưng đó lại là sự thật. Những phân tích sau đây có thể chỉ dành cho các bạn đã học phép đếm ở chương trình lớp 11:

Trước tiên ta giả sử nhóm của bạn cónbạn. Vì mỗi bạn đều có 366 cách chọn ngày sinh nhật, cho nênnbạn sẽ có366ncách chọn ngày sinh- Tức là có tất cả366nkhả năng khác nhau khi nói về ngày sinh củanbạn trong nhóm.

Bây giờ ta sẽ tính xem có bao nhiêu cách chọn ngày sinh chonbạn trên để sinh nhật củanbạn đó đều khác nhau. Bạn đầu tiên có 366 cách chọn ngày sinh nhật, bạn thứ 2 chỉ còn 365 cách ( vì phải khác ngày sinh nên không được chọn lại ngày sinh của bạn thứ nhất). Tương tự bạn thứ 3 có 364 cách chọn… Như vậy tổng số cách chọn để tất cả n bạn có ngày sinh khác nhau là:
366.365.364...(366−n+1)=366!(366−n)!

(Một cách khác đây chính là số cách chọn ranngày sinh khác nhau từ 366 ngày và có tính đến thứ tự khi chọn, sẽ là chỉnh hợp chậpncủa 366 phần tử)

Xác suất để ngày sinh của cảnbạn trong nhóm đều khác nhau là:
P(A)=366!366n(366−n)!

Suy ra xác suất để trong nhóm n bạn có ít nhất 2 bạn cùng ngày sinh là:
P=P(A−−)=1−366!366n(366−n)!

Đến đây bạn dùng máy tính (có lẽ phải dùng maple, chứ dùng CASIO nó không tính nổi!) thì thấy rằng vớin=23thìP≈0.506. Nói khác đi, có đến hơn 50% khả năng để trong nhóm 23 bạn bất kì có 2 bạn cùng ngày sinh nhật.

Thậm chí với n=57 thì xác suất đó là 99%! Sau đây là đồ thị thể hiện sự phụ thuộc củaP theon:

alt

Nếu quả thật các bạn đọc xong bài này vẫn chưa thật tin tưởng, điều thú vị nên làm là hãy kiểm tra với chính lớp học của bạn và các lớp học bên cạnh nhé…

Mời các bạn cùng thảo luận tại:  http://diendantoanhoc.net/forum/index.php?showtopic=70566

No comments:

Post a Comment

Trong mục hồ sơ, bạn có thể chọn "Ẩn danh" để gửi bình luận của mỗi bài viết.

Bài đăng nổi bật

Công cụ vẽ góc lượng giác bằng Geogebra (cho hình học lớp 11 chương trình mới)

Sau một đêm ngâm cứu, cũng làm được công cụ vẽ góc lượng giác trên Geogebra, giúp soạn bài tập trắc nghiệm thuận tiện hơn. Chia sẻ free với ...

Popular Posts